Nếu bạn muốn tìm thông tin so sánh gỗ Plywood và MDF chuẩn nhất, hãy tham khảo bài viết dưới đây của SakaSmart nhé. Thông qua bài viết, SakaSmart sẽ giúp bạn biết được ưu điểm, hạn chế cũng như cách phân biệt hai loại gỗ nguyên liệu này đấy.
CÁC PHƯƠNG DIỆN SO SÁNH GỖ PLYWOOD VÀ MDF
Gỗ Plywood và MDF là hai nguyên liệu gỗ được sử dụng phổ biến nhất trong ngành sản xuất nội thất và kiến trúc nhà cửa. Sở dĩ Plywood và MDF được ưa chuộng vì chúng có tính thẩm mỹ cao, khả năng ứng dụng lớn và độ bền tốt. Để so sánh Plywood và MDF, trước hết chúng ta cần biết được chúng có đặc tính như thế nào, khác nhau ra sao.
Trước hết, gỗ MDF là viết tắt của loại gỗ Medium Density Fiberboard, vốn là gỗ công nghiệp được tạo thành bằng cách xay nhuyễn các cây gỗ nguyên liệu. Phần gỗ xay nhuyễn này sẽ được trộn với keo chuyên dụng, kèm thêm các loại phụ gia khác, sau đó đưa vào máy ép nén công nghiệp để tạo thành tấm gỗ MDF. Gỗ MDF sẽ có kích thước tiêu chuẩn khác nhau.
Gỗ Plywood tạo thành từ những lớp gỗ mỏng có cùng kích thước nén chặt với nhau. Những lớp gỗ này vốn được lạng trực tiếp từ thân cây gỗ tự nhiên, giữ được màu sắc và đặc tính vốn có của gỗ.
1. So sánh gỗ Plywood và MDF về độ bền
Mỗi tấm gỗ Plywood thường được kết chặt từ những lớp gỗ dày từ 1mm-5mm, khá dày chặt và cứng cáp. Loại gỗ này có tính ổn định, duy trì kết cấu bền chặt khá lâu. Đặc biệt, gỗ Plywood sẽ khó trương nở hơn hẳn MDF. Trong khi đó, gỗ MDF vốn được tạo thành từ bột gỗ xay, có nhiều phụ gia nên dễ trương nở khi thay đổi điều kiện môi trường, khi tiếp xúc với nước, với không khí ẩm.
Những tấm gỗ Plywood được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hoàn toàn có thể ngâm trong nước suốt 72h mà vẫn đảm bảo chất lượng, giữ nguyên ngoại quan. Bên cạnh đó, tính chịu lực của Plywood hơn hẳn MDF, MDF sẽ dễ cong vênh hơn khi chịu tác động ngoại lực.
2. So sánh gỗ Plywood và MDF về tính thẩm mỹ
Thông thường, tấm gỗ Plywood sẽ ép các lớp gỗ lẻ vào phần lõi bên trong, sử dụng 2 lớp mặt bên ngoài tương đồng để tăng tính thẩm mỹ cho tấm gỗ hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu so với gỗ MDF thì Plywood chưa có sự đa dạng về màu sắc và vân gỗ. Bên cạnh đó, nếu cắt dọc bề mặt tấm gỗ sẽ dễ bị xước phần cạnh, trong khi đó gỗ MDF sẽ đồng đều hơn, cho đường cắt sắt nét hơn hẳn
Để tăng thêm sự hoàn hảo cho các loại gỗ này, các nhà sản xuất sẽ sử dụng lớp phủ như Veneer, Acrylic, Melamine, Laminate,…Nhờ vậy, đồ nội thất làm từ gỗ MDF hay Plywood sở hữu vẻ đẹp bắt mắt hơn hẳn.
3. So sánh gỗ Plywood và MDF về khả năng ứng dụng
Gỗ Plywood được đánh giá rất cao về khả năng bám ốc vít ở nhiều chiều khác nhau, đồng thời với bản chất là gỗ tự nhiên nên nên khả năng ổn định chất lượng dài lâu. Gỗ Plywood ngày càng được ưa chuộng trong sản xuất vật dụng nội thất (bàn ăn, ghế, sàn, tủ…) bên cạnh lĩnh vực lâu năm là làm coppha phủ phim trong xây dựng.
MDF vốn là vật liệu quen thuộc trong lĩnh vực nội thất với khả năng ứng dụng đa dạng. Hầu hết đồ nội thất đều có thể sử dụng loại gỗ này để tạo thành. Gỗ MDF có bề mặt nhẵn mịn nên việc trang trí hay sơn phết lại càng dễ dàng hơn.

4. So sánh gỗ Plywood và MDF về độ an toàn
Ở điểm này, gỗ Plywood sẽ giành nhiều ưu thế hơn hẳn nhờ vào cấu tạo và đặc tính của mình. Gỗ nguyên liệu này có nguồn gốc tự nhiên, không dùng nhiều hóa chất, an toàn với con người và thân thiện với môi trường tự nhiên. Vì vậy, gỗ Plywood ngày càng được yêu thích, được chọn nhiều hơn cho sản xuất nội thất.
Trong khi đó, quá trình sản xuất gỗ MDF lại dùng nhiều loại phụ gia và nếu không kiểm soát nguồn gốc các loại phụ gia này, khi đưa ra môi trường sẽ gây ra một số tác hại nhất định.
Bên cạnh những điểm vừa so sánh trên, gỗ Plywood còn có giá thành cao hơn gỗ MDF. Mức giá trung bình trên thị trường cho một tấm gỗ MDF sẽ dao động khoảng 280-300K, trong khi đó Plywood có thể cao gấp đôi giá này. Tuy nhiên, với khả năng ứng dụng linh hoạt, độ bền tốt nên gỗ Plywood ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Nhìn chung, đồ nội thất làm từ gỗ Plywood sẽ sở hữu vẻ đẹp rất riêng, mang đến cho không gian nội thất màu sắc mới mẻ, hợp với nhiều phong cách khác nhau.
Trên đây là những điểm chính so sánh gỗ Plywood và MDF. SakaSmart hy vọng rằng bài viết đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn.